ベトナムの日本式技能検定 / Kì thi kiểm định kĩ năng phong cách Nhật tại Việt Nam

  ベトナムには技能検定制度があるのをご存知でしょうか?
  Bạn có biết có một hệ thống kiểm định kĩ năng ở Việt Nam không?

  ベトナムには、2000年頃にドイツの援助によって作られた技能を評価する制度はあったのですが、”ものづくり系” の検定職種が十分とは言えませんでした。 “ものづくり” とは単に “物”を “生産” するだけではなく、設計や技術、技能、そして改善や工夫などによって「付加価値」を生み出すことですね。その ”ものづくり系” 人材育成のため、 日本政府が様々な支援を実施することになりました。2010年から ”ハノイ工業大学技能者育成支援プロジェクト” や ”職業訓練校” のレベルアップのプロジェクト、それらと並行して ”ものづくり系” の ”技能検定” の実施体制を整備するために専門家を派遣し “ものづくり系” 技能検定実現のための支援をしてきました。そして、2018年6月に ”旋盤” と ”フライス盤” の技能検定職種が、ベトナムの国家技能検定として認定されました。

Ở Việt Nam, vào thời điểm những năm 2000 đã có một hệ thống đánh giá kĩ năng được tạo ra bởi sự viện trợ của Đức nhưng ngành nghề kiểm định của nhóm “Monozukuri” chưa thể nói là đầy đủ. “Monozukuri” không chỉ là sản xuất ra “thứ gì đó”, mà còn sinh ra “giá trị gia tăng” bằng việc thiết kế, kĩ thuật, kĩ năng, hơn nữa là sự cải tiến và đổi mới. Để đào tạo những nhân lực ngành “Monozukuri”, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành rất nhiều các viện trợ. Từ năm 2010 dự án viện trợ bồi dưỡng kỹ thuật viên đại học công nghiệp Hà Nội và dự án nâng cấp “trường đào tạo nghề”, song song với đó, tiến cử các chuyên gia để xây dựng các thể chế thực hiện “kiểm định kĩ năng” của ngành “Monozukuri”, tiến hành viện trợ để thực hiện kiểm định kĩ năng ngành “Monozukuri”. Hơn thế nữa, ngành nghề kiểm định năng lực “máy tiện” và “máy phay” từ tháng 6 năm 2018, đã được công nhận như kì thi kiểm định kĩ năng quốc gia của Việt Nam.

  「”旋盤” や ”フライス盤” の技能人材の求人が今どれだけあるのか?」と言う人もいますが、日本の技能検定の課題をよく見てみると意義をおわかりいただけるかと思います。加工する物の完成形と精度と時間制限が示されますが、受験者は、それを実現するために練習して加工技能を向上させるのは勿論のこと、材料や加工機、道具、刃物などの特性や癖などを把握して整備して、これらを勘案のうえ加工手順を考え、そして練習に練習を重ねて・・・それでも検定を合格できるかわかりません。技能検定の課題は、そこまでを含めて考えられたものです。ここまでのプロセスを経ること自体が、どんな物の加工であっても加工の仕事にはとても大切なことです。従って、”技能検定” を合格した人達は、技能検定合格までに経験したプロセスと同じことを実施すれば、どんな加工対象物、加工機や道具に対しても、高度に精密な加工が出来る筈です。“5S” についても、その理解の以前にこのプロセスを経ることによって、“5S”が重要なことを当然のこととして修得するものと思います。

Có những người sẽ hỏi “Công việc cho nguồn nhân lực lành nghề “máy tiện” và “máy phay” bây giờ có bao nhiêu?”, nhưng nếu các bạn để ý kĩ hơn những thách thức trong kì thi kiểm định năng lực của Nhật, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa. Sẽ có hình dạng hoàn thành của đối tượng gia công, độ chính xác và giới hạn thời gian, việc luyện tập, nâng cao năng lực gia công để thực hiện được những điều trên là đương nhiên rồi, hơn nữa người dự thi còn cần nắm bắt được đặc điểm và thuộc tính của các vật liệu, máy gia công, dụng cụ, dao… và chuẩn bị, xem xét chúng, suy nghĩ tới cách thức gia công, sau đó lặp đi lặp lại việc thực hành, … mặc dù vậy vẫn chưa chắc mình có thể vượt qua được kì thi hay không.
Thách thức của kì thi kiểm định năng lực được xem xét tới những điều đó. Việc trải qua quá trình này bản thân nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với công việc gia công, bất kể là gia công đối tượng gì. Do vậy, những người đã đỗ kì thi “kiểm định kĩ năng”, nếu thực hiện quy trình giống như đã trải qua trước khi vượt qua được kì thi kiểm định kĩ năng, thì chắc chắn đều có thể gia công được với độ tinh xảo cao với bất kì đối tượng gia công, máy gia công hay dụng cụ nào,. Trước khi hiểu về quy tắc 5S thì bằng việc trải qua quy trình này, bạn sẽ thấy 5S quan trọng như một điều đương nhiên.

  ベトナムでは昔から地域ごとに “職業訓練校” が多数設置されています。設置する理由に応じて、”労働・傷病兵・社会問題省“、”教育省”、”商工省” と管轄省庁はいろいろですが、国の経済計画に従って必要な技能人材を産出すことを目的に、学校および必要な科目が設置されてきたものと思います。近年、”職業訓練校” の人気が低迷。入学希望者が減ってきて、そして学校ごとのレベルもまちまちになり、“職業訓練校” の存在意義が問われるような事態になってしまいました。
Ở Việt Nam từ xa xưa đã có rất nhiều các “trường đào tạo nghề” được thành lập ở mỗi địa phương. Theo lý do thành lập, có rất nhiều cơ quan ban ngành quản lý như “Bộ Lao động, thương binh và xã hội”, “Bộ Giáo dục”, “Bộ Công thương”, tuy nhiên, trường học và các môn học bắt buộc được thiết lập vì mục đích tạo ra nguồn nhân lực lành nghề cần thiết theo như kế hoạch kinh tế của đất nước. Những năm gần đây, sự phổ biến của các “trường đào tạo nghề” đang giảm xuống. Số lượng người mong muốn nhập học giảm, hơn nữa, trình độ các trường cũng khác nhau, đã dẫn tới tình trạng ý nghĩa sự tồn tại của các “trường đào tạo nghề” đang được đặt câu hỏi.

  ベトナムは “2020年工業立国” の目標をかなり以前より掲げてきました。それに対して日本政府は長きにわたり様々な援助をしてきています。”工業化” には良質な技能人材の育成が必要で、日本は前述の ”職業訓練校” のレベルアップのための支援を行うことと、”ものづくり系” の ”技能検定” 確立の支援を実施し、金属加工の基本である “旋盤”、“フライス盤” の日本式技能検定がベトナムの国家検定になった訳です。

Việt Nam đã đặt mục tiêu từ lâu trở thành một “quốc gia công nghiệp” năm 2020. Đối với mục tiêu này, chính phủ Nhật Bản đã cung cấp nhiều loại viện trợ trong một thời gian dài. Công nghiệp hoá đòi hỏi việc bồi dưỡng nguồn nhân lực lành nghề chất lượng cao, Nhật Bản đã viện trợ để nâng cấp “trường đào tạo nghề” như đã nói ở trên, tiến hành viện trợ xác lập kì thi kiểm định kĩ năng ngành “Monozukuri”, chính vì vậy kì thi kiểm định kĩ năng theo phong cách Nhật dành cho “máy tiện” và “máy phay”, là cơ sở của gia công kim loại đã trở thành kì thi kiểm định quốc gia của Việt Nam.

  この技能検定職種がベトナムの国家検定になったので、 “職業訓練校” は、“旋盤” または “フライス盤” の “国家技能検定” に合格することを卒業の条件とすればいいのに、と私は常々思っています。優秀な技能者が欲しいと考える企業は、ある職業訓練校の卒業生が全員技能検定を合格しているとしたら、それだけで、真っ先にその職業訓練校から雇用したいと考えると思います。卒業生が、技能検定を合格するために必要な努力をしてきたことを考えると、どんな技能の分野でも優秀な技能者として育つことを期待できるからです。

Vì ngành nghề kiểm định kĩ năng này đã trở thành kì thi kiểm định quốc gia của Việt Nam, tôi luôn nghĩ giá như các “trường đào tạo nghề” có thể lấy việc đỗ kì thi kiểm định kĩ năng quốc gia “máy tiện” hoặc “máy phay” như một điều kiện tốt nghiệp.
Khi một doanh nghiệp muốn tuyển các kĩ thuật viên xuất sắc, nếu như các sinh viên tốt nghiệp một “trường đào tạo nghề” đều thi đỗ kì thi kiểm định năng lực, thì họ sẽ nghĩ tới việc tuyển từ trường đó đầu tiên. Bởi vì những sinh viên tốt nghiệp này, đã có những nỗ lực cần thiết để vượt qua kì thi kiểm định kĩ năng, và có thể kì vọng sẽ phát triển thành những kĩ thuật viên xuất sắc ở bất kì lĩnh vực kĩ năng nào.

  ”職業訓練校” がそのように考えるかどうかという前に、”職業訓練校” の先生がそのレベルにならなくてはなりません。前述した ”職業訓練校” レベルアップのプロジェクトにはそれも含まれており、日本式技能検定が国家検定として認定される前のトライアルを行った過程で、多くの ”職業訓練校” の先生が検定を受験しています。”職業訓練校” が技能検定の合格を卒業資格にすると考えてくれるかどうかという点、それはまた別に考えなくてはならない事ですが・・・。

Trước khi “trường đào tạo nghề” xem xét tới điều này, thì các giáo viên của trường này cũng phải ở cấp độ đó. Dự án nâng cấp “trường đào tạo nghề” đã nói ở trên cũng bao chứa điều này, và trong quá trình tiến hành thử nghiệm trước khi công nhận kì thi kiểm định kĩ năng phong cách Nhật là kì thi kiểm định quốc gia, các giáo viên của “trường đào tạo nghề” cũng thi tuyển. Còn “trường đào tạo nghề” có xem xét việc vượt qua kì thi kiểm định kĩ năng như chứng nhận tốt nghiệp hay không, lại là một điều khác phải xem xét.

  “職業訓練校” に入ろうとする学生が少なくなってきたということが、多くの ”職業訓練校” の悩みなのですが、卒業生の就職がどうかという事についてはあまり悩みでないようです。これは重要な問題なですが・・・。(最近は、「卒業生の就職が悪いことが理由で入学者が集まらない」と危機感を持つ “職業訓練校” も多くなってきているようです。)

Việc sinh viên dự định vào các “trường đào tạo nghề” ngày càng giảm đang là một nỗi lo lắng của rất nhiều “trường đào tạo nghề” nhưng họ lại không mấy lo lắng về vấn đề việc làm của sinh viên tốt nghiệp. Điều này cũng là một vấn đề quan trọng. (Gần đây, ngày càng có nhiều “trường đào tạo nghề” cảm thấy bất an khi tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp không tốt là lý do dẫn tới việc không tuyển sinh được.)

  兎に角、ベトナムの国家技能検定、特にこの日本式技能検定が早期にベトナムの社会に深く認知されることを望みます。必ずやベトナム工業化戦略に寄与すること、また将来 “ものづくり” の国として世界での競争力をしっかり持つことに寄与するものと信じます。本来ベトナムの人の気質は “ものづくり” に対して潜在的にすばらしい力を持っています。持っている技能をどんな基準で評価し、何を基準として目標とするか。“ものづくり” の現場では、技術・技能の能力の把握とそのレベルアップ、何を基準として技能人材育成を計画するかなど・・・。特に ”ものづくり” 系の技能検定制度は、工業化を目指す社会には大切な基本的制度です。

Dù thế nào đi chăng nữa, tôi kì vọng kì thi kiểm định năng lực quốc gia Việt Nam, đặc biệt là kì thi kiểm định năng lực phong cách Nhật sẽ nhanh chóng nhận được sự công nhận sâu sắc hơn từ xã hội Việt Nam. Tôi tin rằng đây chắc chắn là một đóng góp cho chiến lược công nghiệp hoá Việt Nam, và đóng góp cho sức cạnh tranh toàn cầu của một đất nước “Monozukuri” trong tương lai. Bản chất vốn dĩ của người Việt Nam là sở hữu năng lực tiềm tàng tuyệt vời đối với ngành “Monozukuri“. Đánh giá kĩ năng theo bất kì tiêu chuẩn nào, lấy mục tiêu là gì? Ở nơi tiến hành các hoạt động “Monozukuri”, cần nắm bắt được sức mạnh của kĩ thuật và kĩ năng, và nâng cấp chúng, đặt tiêu chuẩn để lập kế hoạch nuôi dưỡng nguồn nhân lực lành nghề. Đặc biệt, hệ thống kiểm định kĩ năng ngành “Monozukuri” sẽ là một thể chế cơ bản và quan trọng đối với một xã hội hướng tới công nghiệp hoá.