日本で技能実習や留学をするベトナムの人へ / Gửi tới những du học sinh và thực tập sinh kĩ năng Việt Nam tại Nhật

  ”技能実習” または ”留学”の資格で日本へ行く人が多いと思います。日本へ行く目的や日本へ行く前後の状況はいろいろあると思いますが、それがどんな状況であっても、”日本で修得した事をベトナムに帰ってからベトナムの国の発展のために活かす” という事を常に念頭に置いて欲しいと考えます。

Có rất nhiều người tới Nhật theo tư cách ‘thực tập sinh kĩ năng’ hoặc ‘du học sinh’. Mỗi người đều có mục đích tới Nhật và rất nhiều hoàn cảnh trước và sau khi sang đây, tuy nhiên dù trong bất kì hoàn cảnh nào, tôi mong các bạn hãy giữ cho mình một tâm niệm rằng “sau khi về nước, tận dụng những điều mình đã học ở Nhật cho sự phát triển của Việt Nam”

  ”技能実習”、”留学”のどちらも ”修得” のための在留資格です。もしも行った先で ”修得” が出来る状況で無かった(例えば、実習に派遣された先の会社が ”ブラック企業” で ・・・ など)としても、日本という外国で仕事や勉強や生活をする経験のなかから、自分で何かを ”修得” して下さい。もしも実習や勉強をする状況や環境が悪かったとしても、「状況が悪かったから自分は何も得られなかった」 とは考えないでください。 "状況が悪い事を改善したい" ということと、 "何かを修得する” ということは別々に、そして並行して考えてください。「状況が良くなったら自分はできる」 「状況が良くないからできない」 という条件を自分で決めないで下さい。 将来の自分自身の能力のためです。状況や環境は将来良くなっていくでしょう。但し、多少時間がかかるでしょう。大半の人はその前に自分が国に帰らなくてはならない時が来てしまいますね。

‘Thực tập sinh kĩ năng’ hay ‘du học sinh’ đều là các tư cách lưu trú để ‘học, tiếp thu kiến thức’. Kể cả trong trường hợp bạn không có môi trường để có thể tiếp thu một kiến thức gì đó (ví dụ công ty phái cử của các bạn là công ty đen chẳng hạn…), thì từ những trải nghiệm trong quá trình sinh sống và học tập, làm việc tại nước ngoài như Nhật Bản, các bạn hãy tự học một điều gì đó. Dù cho điều kiện học tập và thực tập hay môi trường của các bạn rất tệ, cũng đừng nghĩ rằng ‘Vì hoàn cảnh không tốt nên chẳng học được điều gì’. 2 điều “Tôi muốn cải thiện tình hình xấu” và “Tôi sẽ học một cái gì đó”, hãy suy nghĩ một cách riêng biệt và đồng thời. Đừng dựa vào hoàn cảnh mà đưa ra phán xét “Nếu hoàn cảnh tốt thì mình có thể làm được” hay “Vì hoàn cảnh tệ nên mình không thể làm được”. Tương lai là phụ thuộc vào năng lực của bản thân bạn. Hoàn cảnh và môi trường sẽ trở nên tốt đẹp hơn trong tương lai. Tuy nhiên điều này có lẽ cần thời gian. Mà đa số mọi người đều đã tới lúc phải trở về trước đó rồi.

”修得” するために何をしたら良いのか?
  それぞれの人のバックグラウンドや状況によって異なるので一概に言えない事かと思います。しかしその時に、”ベトナムに帰ってから国の発展のために自分は何が出来るか” を考えることが実は一番簡単なスタート地点と思います。例えば、「借金を返さなくてはならない」 ということで他に余裕がないと思う人も多いでしょう。でも、実習や勉強をしている時間、借金の事だけが頭の中を支配しているわけではないですね。”何を修得するべきか”、”修得できることはここにあるか”、もしも ”修得” できることがここに無いのなら、”あるべき姿は何か” を意識して毎日を過ごしてみてください。日本で、”実習” での作業やアルバイトの仕事や勉強を教えてくれる日本人がいますが、”尊敬できる人”、”尊敬できない人”、いろいろいるでしょう。まず、”尊敬できない人” がいたら、その人に合わせないでください。「管理、監督者がこんな人間だから自分は一生懸命に実習しなくていい」 などと考えないでください。「何で?」と思う人は少なくないと思いますが、結局 ”損” をするのは自分です。”自分が修得したことをベトナムの国の発展のために活かす” ということを意識して、実習やアルバイトの仕事、勉強などに取り組む、わかり難いかも知れませんが、それだけで自分の将来に有意義な ”能力” が付いてくるはずです。但し、すぐに ”結果が目に見える" ということではありません。すぐに何らかの効果ということは期待せず、視野を広く、長い目で見てください。

Vậy để có thể ‘học’ thì nên làm gì?
Vì mỗi người có lý lịch và hoàn cảnh khác nhau nên tôi không thể nói chung cho tất cả được. Tuy nhiên, việc suy nghĩ “Sau khi về nước, mình có thể làm gì để phát triển đất nước” là bước bắt đầu đơn giản nhất. Giả sử, tôi thấy có nhiều bạn trẻ nghĩ rằng “Mình phải trả nợ” nên không có dư dả cho những thứ khác. Tuy nhiên, trong thời gian học và thực tập, tiền nợ không phải là thứ duy nhất chi phối tâm trí chúng ta. “Nên học cái gì?”, “Điều mình có thể học nằm ở đây?”, nếu trong trường hợp những điều bạn có thể học không có ở quanh bạn thì hãy nhận thức mục tiêu của mình và thử trải nghiệm cuộc sống. Ở Nhật, đối với các bạn thực tập sinh, sẽ có người Nhật chỉ cho bạn về công việc, tuy nhiên sẽ có người “có thể tôn trọng” và cả những người “không thể tôn trọng”. Trước hết, với những người “không thể tôn trọng”, thì bạn đừng làm theo người ta. Đừng nghĩ “Quản lý, người hướng dẫn tệ như vậy thì mình không cần cố gắng hết mình cũng được”. Chắc hẳn sẽ có không ít bạn hỏi “Sao lại thế?”, và kết cục người thiệt lại chính là bản thân các bạn. Hãy suy nghĩ “Mình sẽ tận dụng những gì đã học cho sự phát triển của Việt Nam”, trong công việc thực tập sinh cũng như việc làm thêm, việc học, hãy cố gắng hết mình, có thể tôi viết hơi khó hiểu nhưng việc cố gắng chắc chắn sẽ tạo nên “năng lực” có ý nghĩa cho tương lai của các bạn sau này. Tuy nhiên, đây không phải là “kết quả có thể nhìn thấy bằng mắt thường”. Đừng kì vọng kết quả ngay lập tức, hãy mở rộng hiểu biết và nhìn nhận về lâu dài nhé.

  やっぱりわかり難いかと思いますので、誰もが意識することで一番わかりやすいと思う ”日本語を修得する” という例えで考えてみると・・・。
ベトナムに帰ってからその修得した日本語をどうやってベトナムの発展のために活かすことができるか?”活かす” ためには、どんな ”日本語が話せる人材" が必要とされるのか? を考えて研究をしてみましょう。日本語の技術が上手なだけで良いのでしょうか?日本語はどんな仕事に必要とされるのでしょうか?通訳でしょうか?翻訳でしょうか?販売の仕事でしょうか?工場の仕事でしょうか?日本語の技術に+αが必要なこともあるかも知れない・・・・・・・。

Có lẽ điều tôi viết hơi khó hiểu nên thử lấy một ví dụ dễ hiểu nhất mà ai cũng có thể hiểu được, đó là việc “học tiếng Nhật” của các bạn.
Sau khi trở về Việt Nam, bạn có thể tận dụng năng lực tiếng Nhật như thế nào cho sự phát triển của Việt Nam? Để phát huy được điều đó, hãy thử nghĩ xem cần một nhân sự có thể nói tiếng Nhật như thế nào? Chỉ cần kĩ năng tiếng Nhật tốt là được? Tiếng Nhật cần thiết cho những công việc gì? Phiên dịch, thông dịch? Công việc bán hàng? Hay công việc trong công trường? Có lẽ bên cạnh kĩ năng tiếng nhật, ta cần +α những điều cần thiết khác nữa.

  では、日本で実習やアルバイトの仕事、勉強や生活をする時に、日本語の修得について、何を意識して取り組めば良いのか?一緒に仕事をする日本人や生活で出会う日本人とどんな会話をするべきか?会話の中から得るものは?などを考えて、自分の日本語能力の向上を意識してみるとよいと思います。それだけで、実習や仕事、勉強に対しても自分の意識や真剣度が毎日少しずつ変化してくるはずです。その変化から生まれた自分の行動を周りが少しずつ認めてくるはずです。「まず周りが自分を認めてくれてから」 と考えないでください。”意識を持って取り組んで” その結果から "認められる” ということが大事です。そうなれば、あなたを実習や仕事で使う人にとって、あなたは自然に大事な人材になってくる筈です。難しい作業を早い時期に任されてあなたの経験を深めることが出来たり、残業が必要な時にあなたが先に指名されたりするかも知れません。いろいろな機会での作業を任されることは単純に収入にも繋がる事でもありますね。
 そして、その経験は、ベトナムに帰ってから活躍できる場所を探す時に、それを難しくないものにすると思います。

Vậy, khi bạn sinh sống và học tập, làm việc tại Nhật, cần ý thức được điều gì và cố gắng để trở nên giỏi tiếng Nhật? Nên nói chuyện gì với những người Nhật cùng làm việc và những người Nhật bạn gặp trong cuộc sống? Có thể nhận được gì từ các cuộc trò chuyện? Hãy thử suy nghĩ như vậy, nên thử nhận thức về việc nâng cao năng lực tiếng Nhật của bản thân. Đối với việc học, sự tự ý thức và thái độ nghiêm túc chắc chắn sẽ tạo nên sự thay đổi từng ngày. Từ những sự thay đổi đó, hành động của bạn cũng sẽ dần được sự công nhận của người xung quanh. Đừng nghĩ là “Trước hết phải nhận được sự công nhận của mọi người đã”. Việc được công nhận từ mọi người sau quá trình nhận thức và cố gắng là một điều quan trọng. Khi làm vậy, đối với những người sử dụng lao động, bạn chắc chắn sẽ trở thành một nhân sự quan trọng. Nhanh chóng được đảm nhận các công việc khó, bạn có thể làm giàu thêm kinh nghiệm của mình, có thể bạn sẽ được bổ nhiệm trước tiên khi công ty cần làm thêm giờ. Việc được bổ nhiệm làm nhiều việc thì đương nhiên thu nhập của các bạn cũng sẽ tăng lên từ đó.
Hơn nữa, từ những kinh nghiệm đó, sẽ không còn khó khăn khi bạn muốn tìm một nơi để hoạt động sau khi trở về Việt Nam

  ”高い給与”。これは大事な事ですが、まずこれを第一優先で考えないでください。あなたに給与を払う人はあなたの能力を買うわけです。買いたくなる能力を発揮できるようにいろいろなことを修得してください。その能力をどのように認めてもらうか、ということも簡単ではないですね。あなたが ”ベトナムの国の発展のために自分の能力活かす” ために何かを ”修得” するということを意識して仕事に取り組んでいれば、あなたがベトナムに帰って仕事を探す時に、あなたは面接などでそれを認めてもらうための説得力がある話しをすることは難しくないことであると思います。

Lương cao chắc chắn rất quan trọng, tuy nhiên đừng nghĩ nó là vấn đề ưu tiên số 1. Họ trả lương cho bạn là vì họ mua năng lực của bạn. Để có thể phát huy năng lực khiến nhiều người muốn mua, hãy học thật nhiều. Năng lực này được công nhận như thế nào? Điều này không hề đơn giản. Nếu có thể nhận thức cần học gì để tận dụng năng lực của mình cho sự phát triển của Việt Nam và cố gắng trong công việc, thì khi trở về Việt Nam tìm việc, sẽ không khó để có thể trả lời có sức thuyết phục, khiến người tuyển dụng công nhận năng lực của bạn trong buổi phỏng vấn.

  技能実習生の場合、もし日本の実習先が ”ブラックな会社” で、給料は約束どおりでない、実習環境や生活環境も劣悪で生きていくこともままならない・・・ということもあるようですね。そんな時は、”出るところに出て” ください。"出るところ” とは、日本国政府の機関や公的機関、ベトナムの国の機関や、日本で救済の活動をしている団体などです。また ”在ベトナム日本大使館" も "facebook" などでベトナムの人たちに対して、 ”日本国政府は味方です” と、”問題があったら相談してください” と、発信しています。でも、相談に行くと 「そのままベトナムに返されてしまうかも知れない」 と心配して、「劣悪な状況でも我慢しなければならない」と考える人も少なくないと思いますが、あなたが ”不法滞在” でなくて、しっかり実習などに取り組んでいれば、単純に国に返されるということはありません。 あなたが しっかり実習に取り組んでいたかどうかは、あなたが ”ベトナムの国に自分の能力を活かすために何を修得するべきか” ということを意識して実習に取り組んでいれば、その事について説得力がある説明をすることができると思います。

Trong trường hợp bạn là thực tập sinh kĩ năng, nếu nơi bạn làm là một công ty đen, cũng có những trường hợp bạn không được trả lương như đã hứa, môi trường làm việc và sinh hoạt tệ đến nỗi không thể sống được. Khi đó, bạn hãy tìm đến sự trợ giúp của các cơ quan khác. Các cơ quan khác ở đây là gì? Đó là chính phủ Nhật Bản, các tổ chức công cộng, các tổ chức của Việt Nam, các tổ chức hoạt động viện trợ tại Nhật. Hơn nữa, đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, đối với người Việt Nam các bạn, cũng có thể coi là đồng minh của chính phủ Nhật, trên Facebook, họ nói rằng “Bất cứ khi nào có vấn đề gì, hãy thảo luận với chúng tôi”. Tuy nhiên, có không ít các bạn lo ngại, đến thảo luận “rồi có thể sẽ bị về Việt Nam ngay”, “dù hoàn cảnh tệ hại cũng phải chịu”. Tuy nhiên, bạn không hề “cư trú trái phép”, chỉ cần bạn nỗ lực chăm chỉ làm việc, bạn sẽ không bao giờ bị trả về nước một cách dễ dàng. Bạn có cố gắng hết mình với công việc hay không, nếu bạn nhận thức được “Mình cần làm gì để tận dụng năng lực của bản thân ở Việt Nam?” và cố gắng trong công việc, bạn có thể giải thích có sức thuyết phục về các vấn đề mình gặp phải.

  ベトナムに帰ってから、例えばベトナムにある日系企業は、そんな人を雇いたい(買いたい)と感じます。日本から帰ってきた技能実習や留学の経験者にたくさん会いますが、結局、何を修得したくて日本へ行ったのか、何を得て来たのかがよくわからない人が多く、残念ながら雇いたい(買いたい)と感じる人は多くありません。

Khi về Việt Nam, sẽ có những công ty Nhật muốn tuyển (muốn thuê) các bạn. Dù gặp những người có kinh nghiệm du học cũng như thực tập kĩ năng tại Nhật nhưng rút cuộc, rất nhiều bạn không trả lời được rằng vì sao bạn muốn sang Nhật? Sau khi sang Nhật bạn đã học được gì? Điều này thực sự rất đáng tiếc, nên không có nhiều người muốn tuyển (muốn thuê) các bạn.

 「日系企業といっても、日系企業は “社内のバランス” とか言ってどうせいい給与をくれないし・・・」 と言う人もいるかも知れません。ここで ”日系企業" と言ったのは例としてだけで、日系でも、その他の外資系でも、ベトナム系でも、どんな仕事でも、給与などの良い条件を得るには、あなたが、企業にとって ”買いたい” と思われる人材でなくては始まりません。
 そして、ベトナムにあるその会社で、あなたが日本で ”修得” したことを活かして活躍するということが、ベトナムの経済活動のなかで、”ベトナムの国発展” のために ”活きる” ことになります。そして、あなたの周りにある、あなたの活躍の可能性が拡大してくる筈です。
 あなたが自分で修得した事を活かして活躍することができれば、あなたの将来はいろいろな意味で “豊か” なものになりますね。あなたのような人がたくさん増えてくれば、“自分で修得した事がベトナムの国の発展に活きる”ことになり、国の将来が “豊” なものになる筈です。

Có nhiều bạn nói rằng “Công ty Nhật dù nói là luôn có sự công bằng trong công ty, giữa các nhân viên với nhau, nhưng lại trả lương thấp cho mình…”. Những công ty Nhật bạn nói ở đây chỉ là 1 ví dụ đó thôi, dù là công ty Nhật, công ty nước ngoài hay công ty Việt Nam, với bất kì công việc gì, để nhận được những mức đãi ngộ tốt, bạn phải trở thành một nhân tố khiến công ty đó muốn tuyển dụng bạn.

Hơn nữa, việc bạn tận dụng những điều đã học được ở Nhật và hoạt động trong các công ty Nhật ở Việt Nam, sẽ trở thành lợi thế để phát triển đất nước, phát triển nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, năng lực của bạn sẽ được phát huy ở những nơi xung quanh bạn.

Khi bạn có thể phát huy những gì đã học để làm việc, tương lai của bạn sẽ trở nên phong phú. Nếu những người như bạn tăng lên, những điều các bạn học được sẽ giúp Việt Nam phát triển, và tương lai của đất nước cũng sẽ trở nên tươi đẹp hơn.

少々わり難い表現の文章になってしまいましたが、これを一度まっすぐに読んでいただき、”日本で修得した事をベトナムに帰ってからベトナムの国の発展のために活かす” という事を考えていただければ、と思います。

Có thể tôi viết hơi khó hiểu, nhưng sau khi đọc xong bài này, các bạn nghiêm túc suy nghĩ về việc làm gì để phát triển Việt Nam sau khi học tập tại Nhật trở về, thì tôi rất mừng.

技能実習生のことでもうひとつ。
私は、ハノイで技能実習経験者に会う機会や、日系他社の技能実習経験者の従業員の話を聞く機会がありました。他社の日系企業で聞いたことですが、その会社の技能実習経験がある社員の一人は、日本では工場で実習をしたそうです。その工場にいた日本人の ”おばさん” 社員に、休み時間や休日 「あなたも一緒に来なさい!」 と、いろいろと連れていかれたそうです。お休みの日でもどこかへ連れていかれて面倒くさかったと言っていましたが、でも“おばさん”社員から聞いた事を楽しそうに話してくれるそうです。その社員はあまり勉強が得意でないようで、日本語はN3から上にはなかなか合格しないそうですが、仕事ではいろいろと ”気を利かせて" 仕事に活躍しているそうです。段々といろいろな仕事を任され、頼られているようです。その会社にいる日本人のなかには理解しにくい日本語の話し方をする人もがいるようですが、何かと頼られるのでN3であってもちゃんと理解できるようになって、また ”報・連・相” もしっかりとこなし円滑にコミュニケーションをとっているそうです。日本の実習先の ”おばさん”社員との会話の中で、”おばさん”社員からうるさい事を言われながら、人と協力して進める仕事で大事なことを ”修得” していたのですね。実習の経験のなかにはいろいろな “修得できること” があるのですね。

Một điều dành cho các bạn thực tập sinh kĩ năng
Khi ở Hà Nội, tôi đã từng có nhiều cơ hội gặp gỡ các thực tập sinh kĩ năng và đã nghe câu chuyện của các nhân viên từng có kinh nghiệm làm thực tập sinh ở các công ty Nhật khác. Đây là câu chuyện tôi đã nghe ở một công ty Nhật khác, bạn nhân viên ấy đã từng là thực tập sinh, thực tập trong công trường ở Nhật. Ở công trường đó, có bác trung niên nữ người Nhật yêu cầu bạn ấy “Hãy cùng đi” và dẫn đi chơi rất nhiều nơi vào ngày nghỉ. Dù đi chơi vào ngày nghỉ cũng chán nhưng bạn ấy đã kể lại những câu chuyện được nghe từ bác đó một cách rất vui vẻ với tôi. Bạn này là một người không thích việc học lắm, có tiếng Nhật N3 nhưng mãi chưa đỗ được các cấp cao hơn, tuy nhiên khi làm việc bạn ấy rất biết ý và hiểu chuyện. Dần dần, được giao phó cho nhiều công việc hơn. Trong công ty đó có cả những người Nhật nói khá khó hiểu, tuy nhiên bạn ấy đã có thể hiểu được ý họ nói dù mới chỉ có N3. Hơn nữa, bạn này còn nắm và thực hiện rất tốt quy tắc “ho-ren-so” (thông báo – liên lạc – thảo luận) trong các công ty Nhật, cũng như giao tiếp tiếng Nhật lưu loát, trôi chảy. Trong những câu chuyện với những bác trung niên người Nhật ở công ty đó, dù đôi lúc bị nói những điều phiền phức, nhưng bạn ấy đã học được rằng nỗ lực với mọi người để làm việc là điều rất quan trọng. Từ trải nghiệm thực tập đó, bạn ấy đã học được rất nhiều điều.

  この話を聞いてから、私は実習経験者を面接する時に、休日とか休み時間に何をしていたかについても聞くようになりました。面接に来る実習経験者や留学経験者のなかには、仕事は会話が不要で、休み時間はベトナム人同士で、住まいはベトナム人3~4人で、休日はベトナム人同士で過ごして、という人が時々います。それでも、面接の時に、何か“修得” がなくても ”私は日本ブランド” という態度で面接に来る人が少なくありません。借金までして長い年月を外国で過ごしていたのに何も“修得”してこなかったなんて・・・私は、もったいなく感じて仕方がありません。上記したような状況でも、休日に地域のボランティアが行っている無料日本語講習に行ってみたり、休み時間に日本人の社員とたくさん会話をして日本語を毎日進化させたり、自治体などが実施している ”技能検定” にトライしたり・・・。このようにちょっと違った目先を持った人たちにも会ったことがあります。私はこのような人達と面接で会うと、入社してから会社で活躍する様子を、想像してしまうことがあります。

Sau khi nghe câu chuyện này, sau này khi đi phỏng vấn các ứng viên đã có kinh nghiệm làm thực tập sinh tại Nhật, tôi có xu hướng hỏi những câu về việc các bạn ấy sử dụng ngày cuối tuần hoặc kì nghỉ của mình như thế nào. Trong số những ứng viên phỏng vấn đó, thường có những bạn làm công việc không cần giao tiếp, vào ngày nghỉ sẽ cùng chơi với 3-4 bạn bè người Việt ở gần nhà. Tuy vậy, có không ít các bạn dù không học hỏi được điều gì, nhưng tới phỏng vấn với một thái độ rằng mình đi Nhật về thì thế nào cũng sẽ có công việc với mức lương tốt. Dù sống ở nước ngoài lâu nhưng vì những món nợ lớn, các bạn không hề học hỏi được điều gì. Tôi thấy thực sự rất lãng phí.
Dù trong những hoàn cảnh như vậy, nếu các bạn dành ngày nghỉ để tham gia tình nguyện ở địa phương, rèn luyện tiếng Nhật miễn phí, hay khi rảnh rỗi trong công việc chịu khó giao tiếp thật nhiều với người Nhật, tham gia thử sức những kì thi kĩ năng được chính quyền địa phương tổ chức. Tôi cũng đã từng gặp những bạn có suy nghĩ về tương lai khác với những người này. Và khi gặp và phỏng vấn những người này, tôi thường hình dung ra các bạn ấy sau khi vào công ty, sẽ hoạt động như thế nào.

  これは実習先の日本人に言いたいのですが、ちょっとしたことでも、ベトナムの技能実習生が日本で接した日本人が、技能実習生が帰国した後に活躍することに関わることができます。これは、とても意義のある ”国際貢献” であると思います。また、”国際貢献” という前に、実習期間中にあなたの会社の ”戦力” となる人材になると思います。

Đây là điều tôi muốn nói với những người Nhật ở các công ty nhận thực tập sinh, dù là một điều nhỏ thôi, những người Nhật đã từng tiếp xúc với thực tập sinh Việt Nam, các bạn có thể làm được một điều gì đó liên quan tới hoạt động sau khi về nước của thực tập sinh kĩ năng. Đây là một cống hiến quốc tế cực kì có ý nghĩa. Hơn nữa, trước khi nói về “cống hiến quốc tế” đó, bạn sẽ trở thành một nhân tố có năng lực cạnh tranh của công ty bạn trong thời gian thực tập.

写真は技能実習や留学とは関係ありません。イメージ写真として

Hình ảnh minh hoạ, không liên quan tới thực tập sinh kĩ năng và du học sinh.

2018年12月6日